Hiện nay, bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin đang ngày càng tăng. Đây là nguyên nhân dẫn đến rất nhiều biến chứng đặc biệt là tim mạch. Vì vậy, việc phát hiện và điều trị bệnh kịp thời là rất cần thiết đối với người bệnh. Nếu như điều trị ban đầu của đái tháo đường typ 2 là xây dựng chế độ ăn khoa học và lối sống lành mạnh thì điều trị bằng thuốc đặc biêt là nhóm biguanid đóng vai trò quan trọng trong điều hòa nồng độ đường trong máu.
Nhóm biguanid là nhóm thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 đã ra đời từ lâu. Tuy nhiên, đến nay một số thuốc đã bị cấm lưu hành do tác dụng phụ của nó gây ra. Cho đến bây giờ, thuốc được lưu hành duy nhất thuộc nhóm biguanid trên thị trường là meformin.

Cơ chế tác dụng của meformin.
Các thuốc thuộc nhóm biguanid đều có nguồn gốc từ một cây thân thảo có tên khoa học là Galega officinalis . Thuốc chứa một alkaloid cấu trúc guanidin có tác dụng hạ đường huyết nên được các bác sĩ chuyên khoa lựa chọn để điều trị đái tháo đường.
Thuốc meformin làm giảm nồng độ glucose trong máu nhờ các tác dụng dưới đây:
Làm giảm quá trình tổng hợp glucose tại gan ( kìm hãm quá trình tân tạo glucose, ức chế quá trình chuyển glycogen thành glucose, tăng quá trình chuyển glycogen thành glucose, tăng tính nhạy cảm của các tế bào gan với hormone insulin ).
Tăng tính nhạy cảm của tế bào cơ với hormone insulin. Từ đó, tăng quá trình vận chuyển glucose vào tế bào và làm giảm đường huyết.
Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng làm giảm quá trình hấp thu đường tại ruột. Đồng thời nó còn hoạt hóa tất cả các hệ vận chuyển glucose và trong màng tế bào.
Dược động học của thuốc meformin:
Metformin hấp thu được qua ruột và được sử dụng qua đường uống. Thuốc có sinh khả dụng 50 đến 60%. Metformin đạt nồng độ cao nhất trong máu sau 150 phút kể từ khi uống. Thuốc đạt nồng độ cân bằng sau 24 đên 48 giờ. Thức ăn sẽ làm giảm hấp thu thuốc metformin tại ruột . Ngoài ra, thuốc được phân bố chủ yếu trong huyết tương và thứ cấp trong hồng cầu. Khác với nhiều thuốc khác, meformin không đươc chuyển hóa tại gan mà nó thải trừ ở dạng còn hoạt tính qua thận.
Chỉ định của thuốc metformin
Thuốc dành cho bệnh nhân đái tháo đường typ 2.
Thuốc dành cho bệnh nhân muốn phòng ngừa các biến chứng mạch máu nhỏ và lớn
Phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang.
Ngoài ra, thuốc có thể kết hợp với insulin để điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường typ 1 hoặc những bệnh nhân đái tháo đường týp 2 cần sử dụng insulin.
Chống chỉ định của thuốc meformin.
Không sử dụng thuốc đối với những bệnh nhân mắc bệnh liên quan đến tình trạng thiếu oxy mô như nhồi máu cơ tim, suy hô hấp, phổi tắc nghẽn mãn tính, suy tim.
Những người mắc bệnh liên quan đến tình trạng suy giảm chức năng thận như suy thận,…
Những người đang trong tình trạng mất nước như tiêu chảy, nôn, sốt, mất máu, giảm thể tích tuần hoàn,…
Bệnh nhân đái tháo đường trong tình trạng hôn mê và nhiễm toan ceton.
Phụ nữ có thai và đang cho con bú.
Bệnh nhân suy giảm chức năng gan như xơ gan, viêm gan,..
Những bệnh nhân dưới 10 tuổi không được sử dụng thuốc.
Tác dụng không mong muốn và tương tác thuốc của metformin:

Gây thiếu vitamin B12
Rối loạn tiêu hóa ( tiêu chảy, buồn nôn, nôn, chán ăn, đầy bụng,…)
Có thể dẫn đến tình trạng nhiễm acid lactic.
Dị ứng
Cách dùng thuốc meformin:
Mỗi ngày uống 2 đến 3 lần và mỗi lần uống 500 đến 850mg. Liều dùng thông thường là 2000mg / ngày. Uống sau khi ăn cơm để tránh gây kích ứng đường tiêu hóa. Nếu uống mỗi ngày 1 lần thì nên uống thuốc sau bữa sang.Nên uống thuốc liên tục tránh gián đoạn quá trình sử dụng để tăng hiệu quả điều trị.
Lưu ý: Không sử dụng rượu bia trong thời gian sử dụng thuốc. Đồng thời không được bỏ bữa và hạn chế các thực phẩm giàu glucid, kết hợp luyện tập thể dục đều đặn sẽ làm tăng hiệu quả điều trị bệnh.