Furosemid là dẫn xuất của acid anthranilic thuộc nhóm lợi niệu quai. Đây là nhóm có tác dụng mạnh nhất trong các nhóm thuốc lợi niệu.

Tác dụng của thuốc furosemid.
Thuốc furosemid có tác dụng tăng thải trừ tới 30% lượng nước tiểu lọc qua thận. Giúp tạo lượng nước tiểu nhiều hơn, giảm lượng nước dư thừa trong cơ thể nên được dùng cho các đối tượng bị phù do một số bệnh như suy tim, suy gan, suy thận,.. gây ra. Từ đó giảm được các triệu chứng như khó thở, sưng phù tay, chân, bụng,….
Thuốc furosemid còn cải thiện bệnh tăng huyết áp, giúp hạn chế các biến chứng tim mạch như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, xơ vữa động mạch,… cùng các vấn đề về bệnh thận.
Thuốc làm giảm nồng độ caxi trong máu nên được dùng để điều trị khi tăng caxi huyết cấp tính, tăng canxi niệu không rõ nguyên nhân dẫn đến sỏi đường niệu.
Thuốc còn giúp cải thiện tình trạng phù phổi cấp, cơn phù nặng.
Cơ chế tác dụng furosemid :
Thuốc furosemid có tác dụng ức chế quá trình đồng vận chuyển của 1Na+,1K+,2 Cl- tại đoạn phình lên của quai henle. Từ đó làm tăng thải trừ muối ra khỏi cơ thể đồng thời kéo theo nước đi cùng.

Thuốc furosemid có tác dụng thải trừ Mg 2+ và Ca2+ dẫn đến hạ nồng độ 2 ion này trong máu nên được dùng để điều trị tăng Caxi huyết và bệnh tăng caxi niệu không rõ nguyên nhân gây sỏi đường niệu,…
Ngoài ra, furosemid còn có tác dụng ức chế CA có tác dụng ức chế tái hấp thu Na+ và Cl-tại phần cuối nhánh lên của quai henle và phần đầu của ống lượn xa. Từ đó tăng đào thải muối ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên tác dụng này yếu.
Chỉ định của thuốc:
Thuốc dùng để điều trị các loại phù, tăng huyết áp, suy tim.
Nhờ tác dụng nhanh và mạnh nên nó được dùng trong cấp cứu cho những trường hợp tăng caxi huyết cấp,tăng huyết áp, phù phổi cấp, cơn phù nặng.
Các trường hợp ngộ độc cấp.
Chống chỉ định và thận trọng:
Những trường hợp rối loạn điện giải (hạ Mg và Ca máu) do furosemid tăng thải Ca và Mg sẽ làm nặng tình trạng rối hạ Mg và Ca máu.
Bệnh nhân dị ứng với thành phần của thuốc.
Mất nước cũng không được dùng furosemid do thuốc làm tăng thải trừ nước ra khỏi cơ thể.
Những trường hợp tắc nghẽn đường niệu.
Ngộ độc dẫn đến suy thận hoặc vô niệu cũng không được dùng thuốc trong trường hợp này.
Tiền hôn mê và hôn mê gan.
Dùng kết hợp với kháng sinh thuộc nhóm aminoglycosid như amikacin, gentamicin,….
Dùng thuốc mà bệnh tình không cải thiện.
Tác dụng không mong muốn của thuốc Furosemid:
Thuốc làm giảm thải trừ acid uric dẫn đến tăng acid uric máu, Vì vậy tăng nguy cơ bị gút với những người chưa mắc bệnh hoặc làm nặng tình trạng bệnh gút đối với những người đã mắc bệnh.
Thuốc làm tăng nồng độ đường trong máu tăng nguy cơ bệnh đái tháo đường.
Rối loạn điện giải do hạ Caxi và Magie trong máu.
Tụt huyết áp, mệt mỏi, chóng mặt , tiền hôn mê gan, dị ứng,chuột rút , độc với thần kinh số 8( tổn thương tiền đình, ốc tai).
Cách dùng thuốc furosemid:
Tùy vào tình trạng sức khỏe, tuổi tác và khả năng đáp ứng điều trị mà bác sĩ sẽ chỉ định liều phù hợp. Đặc biệt đối với trẻ em thì sẽ dùng liều dựa trên trọng lượng cơ thể.
Để tránh tình trạng mất ngủ do phải thức dậy đi tiểu thì bệnh nhân không nên dùng thuốc t thời gian trong 4 tiếng trước khi đi ngủ.
Tốt nhất nên dùng thuốc vào thời điểm nhất định trong ngày để tăng hiệu quả điều trị. Trong quá trình điều trị không nên tự ý bỏ thuốc dù tình trạng đã ổn.
Không nên dùng chung với các thuốc cholestyramine, sucralfate, colestipol do chúng làm giảm quá trình hấp thu thuốc nên làm giảm hiệu quả điều trị. Vì vậy nếu phải dùng thì nên uống xa nhau ít nhất 2 tiếng.